Dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội

Link tham khảo: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/35701
Trên thếgiới, Công tác xã hội  (CTXH)được xem là công cụhiệu  quảtrong việc thúc đẩy công bằng, an sinh xã hội để một  quốc gia phát triển hài hòa. Việt Nam là một  trong  những nước Đông Nam Á đầu tiên mở trường đào tạo  CTXH chuyên nghiệp, nhưng mãi đến thời gian gần đây ngành khoa học, nghề chuyên môn này mới được “đánh thức”. Cùng với  sựphát triển  của đất nước,  CTXH    tại  Việt Nam đã được công nhận là một  nghềnghiệp đáp ứng  nhu  cầu  phục  vụ xã hội ở nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội...
Hiện nay, ở nước ta số người cần trợgiúp của các DVCTXH rất lớn, gồm: gần 9 triệu người cao tuổi, 6.7 triệu người khuyết tật,1.5 triệu trẻem có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 9.6% số hộ gia đình nghèo, hơn 180.000 người nhiễm HIV được phát hiện, gần 170.000 người nghiện ma tuý, hơn 15.000 người bán dâm, khoảng 2.7 triệu đối tượng bảo  trợxã hội (BTXH) thuộc diện hưởng trợcấp hàng tháng từngân sách nhà nước; 22% gia đình có bạo lực và 21.1% phụnữbịbạo hành ởcác cấp độkhác nhau; hàng ngàn xã đặc biệt khó khăn và có vấn đềxã hội(tệnạn xã hội, cuộc sống nghèo khổ); hàng triệu cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đềxã hội (ly thân, ly hôn, sao nhãng việc chăm sóc, giáo dục con cái, căng thẳng vì nghèo khổ, bịxâm hại tình dục, bỏnhà đi lang thang, tệcờbạc,  trộm cắp, tội phạm...)  [47;tr1]Để  đáp  ứng  nhu  cầu DVCTXHĐảng,  Nhà  nước  đã  ban  hành  nhiều  chủ trương, chính sách phát triển nghề CTXH, trong đó phải kể đến đề án Nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32/2010/QĐ-TTg) do Chính phủ đã ban hành đặt ra mục tiêu nhằmcải thiện hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ công ở phạm vi rộng lớn và bền vững; Bộ Nội vụ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT/BNV-BLĐTBXH ngày 10/06/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm CTXH để hướng dẫn cấp huyện, các tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm CTXH.
Hiện  nay,trên toàn quốc đã xây dựng thí điểm mô hình trung tâm CTXH, bước đầu hình thành hệthống cơ sởcung cấp DVCTXHvới trên 30 tỉnh, thành phố, trong đó thủ đô Hà Nội, là nơi có nhu cầu về DVCTXHrất lớn. Hiện nay trên địa bàn Thành phố số đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt cần sự trợ giúp của cán bộ, nhân viên CTXH trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao với khoảng35.000 hộ nghèo, 44.000 hộ cận nghèo, trên 730.000 người cao tuổi, gần 90.000 người khuyết tật, 162.000 đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 49.000 trẻ em nghèo và 16.000 trẻ em đặc biệt khó khăn, 22.000 người nghiện ma túy, nhiễm HIV... [51; tr1]









Nhận xét