Trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động Việt Nam



Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật
Khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc pháp lý sau:
- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi.
- Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
- Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công theo quy định của pháp luật.
ơ sở để xác định trách nhiệm kỷ luật là có hành vi vi phạm kỷ luật lao độnvà có lỗi.

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động trong một quan hệ lao động nhất định. Khi xác định căn cứ này, không thể kết luận chung chung rằng có hành vi vi phạm kỷ luật lao động mà phải xác định rõ đó là hành vi vi phạm những nghĩa vụ lao động cụ thể nào trong quan hệ lao động mà họ tham gia. Hành vi đó thể hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện sai nghĩa vụ lao động.
- Lỗi: người lao động chỉ bị chịu trách nhiệm kỷ luật khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật và có lỗi. Khi không có lỗi, mặc dù có hành vi vi phạm thì cũng không đủ cơ sở để áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Người lao động sẽ bị coi là có lỗi, nếu họ vi phạm kỷ luật lao động trong khi họ có đầy đủ điều kiện và khả năng thực tế để thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình. Căn cứ vào yếu tố lý trí và ý chí khi vi phạm, có 2 loại lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Nhận xét