Nhận diện vị trí của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập trong hệ thống chính sách khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33584

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 ra đời là một mốc quan trọng của Việt Nam trong việc xây dựng hành lang pháp lý cơ bản cho sự phát triển của nền KH&CN nước nhà. Tính đến hết năm 2012, cả nước có hơn 2.200 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN, trong đó có 1.074 tổ chức công lập và 1.154 tổ chức ngoài công lập...



 Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 ra đời là một mốc quan trọng của Việt Nam trong việc xây dựng hành lang pháp lý cơ bản cho sự phát triển của nền KH&CN nước nhà. Tính đến hết năm 2012, cả nước có hơn 2.200 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN, trong đó có 1.074 tổ chức công lập và 1.154 tổ chức ngoài công lập. Các tổ chức KH&CN ngoài công lập hầu hết hoạt động theo cơ chế tự quản, tự chịu trách nhiệm. Các tổ chức này đã đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng KH&CN và đưa kiến thức, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào đời sống. Tuy nhiên đến nay, các cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức KH&CN ngoài công lập còn rất hạn chế
Mặc dù số lượng gần tương đương nhau nhưng quy mô về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính của các tổ chức KH&CN giữa trong và ngoài công lập rất khác nhau. Các tổ chức KH&CN ngoài công lập thường có quy mô nhỏ hơn rất nhiều về nhân lực, nhiều tổ chức chỉ có một vài cá nhân làm việc chính nhiệm, còn lại đa số là kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, nguồn tài chính để thực hiện hoạt động nghiên cứu KH&CN của các tổ chức ngoài công lập cũng rất hạn chế. Trong tổng số nguồn chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển năm 2011 là gần 5.300 tỷ đồng, thì các tổ chức KH&CN công lập đã sử dụng gần 4.300 tỷ đồng, chiếm 81%; các tổ chức KH&CN ngoài công lập chỉ được sử dụng gần 700 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy, toàn xã hội vẫn chưa quan tâm đầu tư nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu của các tổ chức ngoài công lập. Đặc biệt, trong tổng số gần 5.300 tỷ đồng chi cho nghiên cứu phát triển thì có đến hơn 3.400 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, còn lại là từ các tổ chức xã hội. Điều này trái ngược với một số nước phát triển, tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm từ 40% trở xuống, còn lại là nguồn đầu tư của xã hội.
Để tạo sự cạnh tranh công bằng cũng như hỗ trợ được nhiều hơn cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập, nhiều nhà khoa học đã đề nghị Nhà nước cần có  chính sách khuyến khích, hỗ trợ và nhanh chóng ban hành quy định về nội dung chi, định mức chi trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập khi được xét chọn thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thiện cơ chế tuyển chọn đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước thông qua cạnh tranh, công khai, dân chủ. Các tổ chức KH&CN công lập cần được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các viện nghiên cứu có thể chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp KH&CN để tạo sự bình đẳng với các tổ chức ngoài công lập. Bên cạnh đó, Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành chính sách về thuế, cơ chế tài chính cho các tổ chức KH&CN, chuyển giao các dịch vụ công cũng như tăng ngân sách Nhà nước cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập thông qua đấu thầu đề tài, dự án…

Nhận xét