Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu lỗi cố ý và vô ý theo luật hình sự Việt Nam

Title: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu lỗi cố ý và vô ý theo luật hình sự Việt Nam
Other Titles: Some theoretical issues and practical signs of intenional and unintentional errors under criminal law Viet Nam
Authors: Đỗ, Xuân Giang
Keywords: Luật hình sự
Pháp luật Việt Nam
Phạm tội hình sự
Lỗi cố ý
Lỗi vô ý
Issue Date: 2015
Publisher: ĐHQGHN
Citation: 96 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/2318
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.
Lỗi bao gồm:
1.Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
-Lý trí : nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó
-Ý chí: Mong muốn cho hậu quả xảy ra
Ví dụ: A thấy B đi với người yêu mình, nảy sinh ghen tuông nên muôn giết B, A về nhà lấy dao chém liên tiếp vào B dẫn đến B chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả của mình.
2.Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
-Lý trí: nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra của hành vi
-Ý chí: Không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra
Ví dụ: Ruộng nhà A nhiều chuôt, A giăng bẫy điện để bẫy chuột. Chị N đi đồng bị rơi mũ xuống và vào ruộng A nhặt, bị điện giật chết. A thấy trc hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc
3.Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
-Lý trí: thấy trước hậu quả có thể xảy ra
-Ý chí: Tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa được.
Ví dụ: A đi săn thú, thấy một con thỏ đi qua và một người đi lấy củi bên cạnh con thỏ. Vì tự tin về tài bắn súng của mình nên A vẫn bắn, do lệch tay bắn trúng người lấy củi. A thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.
4.Lỗi vô ý do cẩu thả
Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.
- Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.


Ví dụ: A chạy qua đường, vì để tránh A nên B và C đã đâm vào nhau.

Nhận xét