Hệ thống đứt gãy Sông Hồng

Hệ thống đứt gãy Sông Hồng là hệ thống các đứt gãy phát triển song songtrải dài từ Đông Tây Tạng đến Biển Đông, trên ảnh vệ tinh cũng như trên tài liệu từ và trọng lực thể hiện cấu trúc dạng tuyến rõ rệt. Trong vùng Vân Nam, hệ ĐGSH thể hiện như đường thẳng từ Xiaguan, Mindu đến biên giới Việt Nam, tại đây tách thành hệ các đứt gãy phát triển song song, Trong phạm vi vịnh Bắc Bộ hệ đứt gãy Sông Hông khống chế sự hình thành và phân đới cấu trúc bên trong bồn trũng Kainozoi Sông Hồng: đứt gãy Sông Hồng và đứt gãy Sông Chảy được xem là ranh giới Tây - Nam và đứt gãy Sông Lô là ranh giới rìa Đông Bắc của bồn trũng Sông Hồng. Chuyển động trượt ngược chiều ở đứt gãy Sông Hồng và Sông Lô đã tạo bể căng ngang “dạng kéo toác” và các đứt gãy ngang hướng vĩ tuyến khống chế quy luật trầm tích trong bể Sông Hồng. Hoạt động của hệ đứt gãy Sông Hồng là tác nhân quan trọng trong việc hình thành hai loại kiến trúc đặc biệt. Loại thứ nhất là các giải biến chất cao các đá của móng uốn nếp cổ kéo dài từ Tây Tạng đến Việt Trì. Loại kiến trúc thứ hai là bồn trũng Kainozoi Sông Hồng kéo dài từ nam Việt Trì, dọc theo đồng bằng Sông Hồng ra vịnh Bắc Bộ và tiếp tục kéo dài đến vùng thềm lục địa Qui Nhơn (cù lao Xanh) với tổng chiều dài trên 1000km và chiều rộng tối đa đến 150km. Trong lịch sử phát triển Kainozoi hệ đứt gãy Sông Hồng đóng vai trò là một kiến trúc phá hủy kiến tạo cỡ hành tinh và đồng thời là ranh giới cơ bản trên bình đồ kiến trúc hiện đại của của lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Các đứt gãy đang hoạt động chính gồm đứt gãy Sông Hồng với hai nhánh đứt gãy bờ trái và bờ phải Sông Hồng, đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Sông Lô.


Nhận xét