Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch ở thành phố Nha Trang - Khánh Hòa

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/35516
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố Nha Trang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố Nha Trang. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân (...)
Phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề thu hút sựquan tâm của các nhà xã hội học cũng nhƣ các nhà quản lý trên thếgiới.  Tiến trình phát triển của  lịch  sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng  của  nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần cũng nhƣ tái sản xuất con ngƣời. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia ở từng giai đoạn  lại có những  sựkhác biệt  trong  tiến trình phát triển. Có thểthấy, con ngƣời luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sựphát triển nhanh và bền vững .....
Với những bước phát triển nhanh và mạnh, Khánh Hòa ngày càng có nhiều điểm đến hấp dẫn với nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.
Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực – đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành du lịch, các khách sạn nhà hàng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của tỉnh.

Những năm qua, lượng khách đến Nha Trang – Khánh Hòa tham quan du lịch ngày càng tăng. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Khánh Hòa, lượng khách đến du lịch tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với 2,2 triệu lượt du khách đến tham quan du lịch trong năm 2011 - ngành du lịch Khánh Hòa cần đến gần 35.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp khoảng 14.000 người – tập trung ở nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp… Tuy nhiên hiện nay, lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tại Khánh Hòa hằng năm không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực mới ra trường chưa hội đủ kinh nghiệm, kỹ năng để có thể bắt tay ngay vào công việc, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại. 
 
Theo ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Khánh Hòa: "Hiện nay đối với thị trường Nha Trang – Khánh Hòa dành cho đầu tư du lịch ngày càng phát triển. Lượng buồng phòng thì hiện nay chúng ta có trên 10.000 phòng trong đó có gần 4.500 phòng 3-5 sao. Nguồn nhân lực phục vụ chuyên sâu cho ngành du lịch rất yếu và thiếu. Chúng ta hiện có các trường đào tạo ví dụ như Đại học Nha Trang, Cao đẳng Văn hóa du lịch, trường Trung cấp, Cao đẳng nghề du lịch của bộ cũng như của tỉnh. Nói thế thôi, việc đầu tư và số lượng đầu vào của các học viên và sinh viên này là rất cao, đào tạo chuyên sâu về du lịch hiện nay rất yếu. Bản thân các doanh nghiệp khi các em ra trường phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo lại".

Có thể nói, tình trạng thiếu nhân lực du lịch không chỉ là bài toán nan giải đối với ngành du lịch Khánh Hòa - mà còn là tình trạng chung của ngành du lịch cả nước. Khách quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng đông cũng là lúc các doanh nghiệp nhìn lại mình để chỉnh đốn, tập trung đầu tư vào các sản phẩm du lịch dịch vụ mang chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng ở thành phố biển.
Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch đã lộ rõ nhiều điểm yếu và thiếu chuyên nghiệp, trong đó có việc thiếu nhân lực du lịch chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành nghề như hướng dẫn viên, nhân viên buồng phòng, phục vụ, bếp….  Với nhiều doanh nghiệp, để giải quyết tình trạng chất lượng đầu ra ở các trường đào tạo chuyên ngành du lịch, cần có sự sâu sát hơn về chương trình đạo tạo cũng như việc tạo điều kiện và môi trường để sinh viên chuyên ngành có cơ hội học và hành thực thụ trước khi ra trường. 
Về vấn đề này, ông Đống Lương Sơn, Giám đốc Khách sạn Yasaka Sài Gòn- Nha Trang bày tỏ quan điểm: "Tôi nghĩ trong quá trình học 2-3 năm mỗi năm nên dành thời gian thực tập nghề và các em phải làm việc thực thụ giống như một người công nhân trong ngành du lịch khách sạn. Nên có thời gian cho các em làm, làm mà như học giống như ở nước ngoài, học lý thuyết chỉ trong vòng 5 tháng, 5 hoặc 6 tháng còn lại phải đi làm thì người ta mới có cảm nhận về cái nghề họ làm từ lúc thực tập để khi tốt nghiệp sẽ được trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thì họ rất an tâm khi bước chân vào nghề".
         
Nắm bắt xu hướng và nhu cầu phát triển trong thời gian đến, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch - nhằm gắn đào tạo với nhu cầu thực tế. Với những hoạch định cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, hi vọng đến năm 2015, bên cạnh kết quả đạt được về kế hoạch doanh thu cũng như lượng khách đến Khánh Hòa thì cơ bản từng bước, Nha Trang – Khánh Hòa sẽ có được nguồn nhân lực du lịch tốt, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương./.

Nhận xét